Nằm về pía tây nam huyện Nghi Lộc, Sunwin99
có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa sâu sắc. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 địa phận Nghi Vạn thuộc Tổng Kim Nguyên. Tháng 5 năm 1946 Sunwin99
được sát nhập với với xã Nghi Diện thành xã Kim Lộc - huyện Nghi Lộc. Tháng 7 năm 1947, xã Kim Lộc sát nhập với xã Kim Phúc thành xã Phúc Lộc. Đến tháng 9 năm 1953, thực hiện chủ trương của Huyện ủy Nghi Lộc, xã Phúc Lộc chia tách thanh các xã Nghi Trung, Nghi Diên, Nghi Liên và Sunwin99
.
Xuyên suốt quá trình phát triển, cùng với người dân Nghi Lộc, nhân dân Nghi Vạn đã đoàn kết, chung lưng đấu cật khai phá đất hoang, lập làng, lập xóm, đấu tranh chống phong kiến và đánh giặc ngoại xâm. Sự kiện lịch sử được nhân dân khắc sâu nhất là vào mùa xuân năm 1788, trước khi tiến ra bắc đánh giặc, vua Quang Trung đã dừng chân tại mảnh đất Nghi Vạn để tích lũy lương thực và kêu gọi quân sỹ và nhân dân Nghi Vạn đã cùng tòng quân làm nên chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa vỹ đại. Đến năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, người dân Nghi Vạn một lòng thi theo Đảng, đấu tranh bảo vệ cán bộ, bảo vệ Đảng, góp phần làm nên phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Trong 9 năm trường kỳ chống Pháp, với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, đất đai màu mỡ Nghi Vạn là một trong những hậu phương vững chắc nhất của huyện Nghi Lộc trong việc chi viện thực phẩm, lương thực cho chiến trường góp phần cùng với quân dân cả nước trong chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu. Miền bắc hoàn toàn độc lập, người dân Nghi Vạn đẩy mạnh sản xuất, nhiều hợp tác xã kinh tế ra đời và là xã điểm của huyện trong việc phát triển kinh tế cũng như hỗ trợ chiến trường Miền Nam. Giai đoạn chiến tranh có tính chất hủy diệt của Mỹ. Hàng chúc tấn bom, đạn đã được đế quốc Mỹ trút xuống mảnh đất này, tuy nhiên quân và dân Nghi Vạn vẫn chắc tay cày, vững tay súng, không sợ hi sinh quyết tâm bảo vệ xóm làng, bảo vệ huyết mạnh giao thông, hăng hái tham gia lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam quyết tử cho tổ quốc quyết sinh giải phóng Miền Nam thân yêu, thống nhất đất nước. Đảng bộ và nhân dân Nghi Vạn luôn tự hào và biết ơn 74 liệt sỹ, 5 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 104 Thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh, 13 đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học dioxin, gần 500 gia đình có công với cách mạng được thưởng huân huy chương, 53 TNXP và gần 500 dân công hỏa tuyến.
Ảnh: Đồng chí Phan Công Linh, Bí thư Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1954 - 1955
Nghi Vạn cũng là mảnh đất có truyền thông văn hóa sâu sắc, đã có nhiều đền đài nổi tiếng đã mọc lên ở đây như đền “Mùi Tăm" đền “Phúc Thọ”, đền “Nhà Thánh”, Chùa “Kim Ngân Sơn”, đền "Bô Sơn". Theo các cụ kể lại nơi đây còn là cái nôi văn hoá truyền miệng, các loại hình ca dao, tục ngữ, hò vè rất phong phú. Cái kho tàng văn hoá vô giá này là nguồn nuôi dưỡng tinh thần được lưu giữ như một viên ngọc quý thỉnh thoảng lại cất lên trong những ngày vui. Nghi Vạn xưa kia có nhiều lễ hội đã gây dựng lên những phong tục tập quán rất đẹp được lưu truyền cho đến hôm nay như lễ hội "rước sắc". Với câu nói " Triều đình trọng tước, làng nước trọng xỉ " như là một nguyên lý xử thế, một tiêu chuẩn đạo đức xã hội trong và là 1 truyền thống thờ cúng tổ tiên từ thời xưa và cho đến ngày nay của người dân Nghi Vạn.
Ảnh: Đền nhà thánh
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, Sunwin99
được xếp là xã loại II theo địa bàn hành chính của huyện Nghi Lộc với 15 xóm. Đảng bộ Nghi Vạn có 20 chi bộ với 327 đảng viên; BCH gồm có 15 đồng chí; tổng số cán bộ công chức được biên chế là 20 người. Đội ngũ cán bộ từ xã xuống cơ sở xóm được đào tạo cơ bản và từng bước được trẻ hóa, đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch của cấp ủy và cấp trên phê duyệt. Mặc dù là một xã gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân Nghi Vạn phát huy truyền thống, đoàn kết nhất trí thực hiện hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Ảnh: Lễ đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2019
Trên lĩnh vực phát triển kinh tế xã có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12 %. Tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt từ 450 đến 500 tỷ đồng. Trong lĩnh vực nông nghiệp xã đã đi sâu vào phát triển kinh tế thâm canh xây dựng các cánh đồng cho thu nhập cao và ổn định, phát triển nhiều trang trại có quy mô nhỏ và vừa, sản lượng lương thực hàng năm đạt trên dưới 6000 tấn. Triển khai đề án phát triển chăn nuôi một cách có hiệu quả, tổng đàn trâu, bò, bê, nghé 1.091 con, gia cầm, thuỷ cầm 62.000 con. Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá, một số doanh nghiệp làm ăn khá như: Gạch tuynel, khai thác đất, đá... Tiếp tục phát huy các ngành nghề truyền thống như: mộc, cơ khí, gò hàn, may mặc. Xã đã tập trung huy động các nguồn vốn để xây dựng, nâng cấp nhiều công trình thiết yếu phục vụ làm việc, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Từng bước hình thành các khu vực kinh doanh dịch vụ bao gồm: khu trung tâm xã, khu vực ngã tư Tân Sơn, Bệnh viện phổi Nghệ An. Dịch vụ xuất khẩu lao động tiếp tục phát huy có hiệu quả, tính đến năm 2202 có trên 1.200 người đang lao động ở nước ngoài cho thu nhập hàng năm đạt trên 250 tỷ đồng. Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường được tăng cường, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho ác dự án của nhà nước và đấu giá đất ở cho nhân dân được thực hiện đúng tiến độ.
Ảnh: Lãnh đạo tỉnh và huyện về thăm mô hình trồng cam xã đoài tại xóm Thịnh Lạc
Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, công tác văn hoá thông tin truyền thông, thể dục - thể thao được quan tâm. Xã đã triển khai thực hiện thường xuyên và sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Đến nay, đã có 14/15 xóm đạt danh hiệu xóm văn hoá, toàn xã có 8 dòng họ đạt danh hiệu văn hoá, 1 đơn vị văn hóa, đến năm 2022 tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm 90%. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao là món ăn tinh thần không thể thiếu vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước.
Ảnh: Đoàn thể thao Sunwin99
tham gia Đại hội TDTT huyện Nghi Lộc
Sự nghiệp giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, trong 5 năm đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho cả 3 hệ học với số vốn gần 10 tỷ đồng, từng bước đảm bảo tốt cho công tác dạy và học; Tỷ lệ trẻ em đến tuổi được đến trường đạt 100%, chất lượng phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi đạt 100%; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập THCS đạt 100%. Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động khám và chữa bệnh được tăng cường. Quan tâm chỉ đạo tập trung giải quyết chế độ cho người có công đầy đủ, kịp thời. Triển khai thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo.
Ảnh: Lớp học bán trú trường mầm non
Công tác quốc phòng - quân sự địa phương được củng cố, xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch xây dựng cơ sở an toàn làm chủ – sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức huấn luyện và diễn tập đạt kết quả tốt. Tổ chức đăng ký thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, giao quân đảm bảo chỉ tiêu trên giao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. An ninh nông thôn được tăng cường, giải quyết kịp thời những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Hoạt động phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được đẩy mạnh. Giải quyết tốt đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân.
Ảnh: Diễn tập chiến đấu trong khu vực phòng thủ năm 2017
Nhờ thực hiện tốt các phong trào thi đua mà đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được cải thiện rõ rệt. Đến nay trên địa bàn xã đã xóa xong tình trạng nhà tranh tre dột nát, thu nhập bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng/ người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo dưới 4%, hộ giàu hộ khá tăng nhanh, diện mão nông thôn đang từng ngày được đổi thay tích cực.
Ảnh: Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long - Giám mục giáo phận Vinh thăm và chúc mừng lãnh đạo Sunwin99
Kết quả đạt được là sự nổ lực của cả hệ thống chính trị và của toàn thể bà con nhân dân trong toàn xã, trong đó có sự đóng góp của hội Nông dân xã nhà./.